Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Kon Tum có thêm nhiều kênh về xúc tiến thương mại chương trình mỗi xã một sản phẩm
Ngày đăng: 09:24 AM 27/08/2020 - Lượt xem: 1492
Cà phê chồn là một trong những loại cà phê được coi là đắt nhất trên thế giới. Không chỉ do hương vị thơm ngon lạ lùng của cà phê chồn mà còn do phương pháp chế biến vô cùng phức tạp và tỉ mỉ mà cà phê chồn có giá cao đến như vậy.
Cà phê chồn từ lâu đã là món đồ uống xa xỉ mà không phải ai cũng có cơ hội uống. Nhưng hiện nay ở Đà Lạt đã có cơ sở sản xuất cà phê chồn dưới mô hinh trang trại trồng cà phê và nuôi chồn.
Một trong số trang trại cà phê chồn uy tín và nổi tiếng đó là trang trại cà phê chồn Trại Hầm Đà Lạt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham quan trang trại cà phê chồn Đà Lạt để biết thêm về cà phê chồn ở Việt Nam nhé!
Ông Nguyễn Quốc Minh là một luất sư nhưng lại có đam mê về cà phê rất lớn, đặc biệt là món cực phẩm cà phê chồn nổi tiếng. Được biết ông đã tự bỏ tiền túi để xây dựng trang trại cà phê chồn ở Đà Lạt.
Hiện nay, ông đang sở hữu một trang trại cà phê chồn và 3 cửa hàng cà phê chồn vô cùng nổi tiếng ở Đà Lạt. Trang trại của ông Minh hiện nay có quy mô lên đến 2,1 ha với sản phẩm là loại cà phê chồn thơm ngon hảo hạng có giá lên tới 20 triệu VNĐ cho 1kg.
Từ khi trồng đến khi thu hoạch, cà phê đều được chăm sóc rất tỉ mỉ, phải được trồng ở độ cao trên 1500m, cà phê Moka ở đây cho chất lượng hạt cà phê rất tốt. Cà phê ở đây được trồng theo phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc hóa học cho cây cà phê.
Tất cả các khâu từ trồng trọt, chăm sóc cho đến khi thu hoạch và chế biến, cà phê đều được ở trong một quy trình vô cùng nghiêm ngặt.
Điều đặc biệt nhất để tạo ra loại cà phê này đó là cách nuôi chồn và chon chồn ăn hạt cà phê. Ở trang trại cà phê chồn Trại Hầm Đà Lạt, những chú chồn được nuôi nhốt ở xa khu nhà hàng và được vệ sinh sạch sẽ mỗi buổi sáng.
Những trái cà phê chín mọng được tuyển chọn từ những vườn cà phê ngon nhất đều được rửa sạch để cho chồn ăn. Những chú chồn cũng được chăm sóc rất cẩn thận, chúng không chỉ ăn mỗi trái cà phê mà còn ăn những thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe.
Trái cà phê sau khi rửa sẽ đem cho chồn ăn, có những trang trại ép chồn ăn hạt cà phê để làm cà phê chồn cho năng suất cao hơn, nhưng chính lí do đó khiến cho chồn ngày càng yếu đi và cà phê chồn cũng từ đó mà bị ảnh hưởng đến hương vị vốn có. Những chú chồn là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất.
Cà phê sau khi được chồn cho ra bên ngoài cơ thể thì sẽ được nhân viên thu lại rồi đem phơi nắng. Sau đó cà phê… phân chồn được đem rửa xối và chà mạnh trong dòng nước để làm sạch toàn bộ phần phân chồn. Để tránh những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, người ta phải đem cà phê chồn đi sấy khô ngay và rang để đóng hộp.
Cà phê ở trang trại cà phê chồn Trại hầm Đà Lạt mỗi năm sản lượng cũng không nhiều, chỉ từ 200 – 250kg. Số lượng này cũng chỉ đủ cho những vị khách du liachj yêu thích hương vị cà phê chồn và những người khách quen với quán cà phê chồn Đà Lạt này